hệ thống làm mát bằng tấm cooling pad

Hệ thống làm mát nhà xưởng bằng tấm Cooling Pad

  • Hệ thống làm mát bằng tấm Cooling Pad
  • Nhà sản xuất: TH Vinasun
  • Nơi sản xuất: Lô 44, KCN Quang Minh, Mê Linh, HN
  • Ứng dụng: làm mát nhà xưởng, KCN, trang trại chăn nuôi…
  • Vật liệu: Thép CT3, Inox
Hotline: 096.935.2668 (Anh Tiến)
Email:
Điện thoại: 043.212.3881 - 043.525.0989

Chi tiết sản phẩm

Hệ thống làm mát nhà xưởng bằng tấm Cooling Pad được sử dụng để thông gió, làm mát cho các khu công nghiệp, nhà xưởng ngành dệt may, nghành nhuộm, điện tử, hay hệ thống làm mát chuồng trại chăn nuôi gia súc, gia cầm…

Theo tiêu chuẩn châu Âu thì nhiệt độ nhà xưởng khu công nghiệp phải luôn < 30 độ C. Và thực trạng nhiều nhà xưởng công nghiệp nước ta chưa đáp ứng được tiêu chuẩn này làm ảnh hưởng đến sức khỏe và năng suất lao động của các cán bộ, công nhân viên nhà máy. Lắp đặt hệ thống làm mát Cooling Pad đang là giải pháp ưu việt được nhiều đơn vị áp dụng.

Hệ thống làm mát nhà xưởng bằng tấm Cooling Pad

Nguyên lý hoạt động của hệ thống làm mát bằng tấm Cooling Pad

Hệ thống làm mát Cooling Pad được ứng dụng theo nguyên lý cơ bản “nước bay hơi làm giảm nhiệt độ”. Các tấm Cooling Pad hay gọi chính xác hơn là các tấm trao đổi nhiệt Cooling Pad thực chất là sự kết hợp giữa các quạt thông gió và các tấm làm mát điều hòa không khí dạng tổ ong (Cooling Pad).

Nguyên lý áp dụng: áp suất âm làm không khí trong xưởng bị hút ra (không khí này sẽ mang theo nhiệt độ và bụi bẩn ra bên ngoài) và gió không khí bên ngoài sẽ tràn vào xưởng thông qua tầm Cooling Pad. Những tấm Cooling Pad này do được tưới nước ẩm nên khi không khí đi qua nước sẽ bay hơi làm giảm nhiệt độ của không khí trong xưởng. Phương pháp này có thể giảm được từ 7-10 độ C so với nhiệt độ bên ngoài (tùy theo thiết kế).

Ưu điểm hệ thống làm mát bằng tấm cooling pad

  • Ngoài khả năng làm giảm đáng kể nhiệt độ phòng, xưởng, chuồng trại…nó còn làm giảm lượng bụi bẩn trong các xưởng sản xuất.
  • Lắp đặt dễ dàng với chi phí đầu tư thấp, độ thẩm mỹ cao, độ bền cao, dễ bảo dưỡng.
  • Lưu lượng tùy chỉnh từ quạt thông gió giúp tiết kiệm điện năng cũng như phù hợp cho nhiều mô hình nhà xưởng khác nhau.

Cách tính toán hệ thống Cooling Pad

Trước khi lắp đặt hệ thống làm mát không khí Cooling Pad bạn sẽ cần tính toán đến số lượng quạt và diện tích tấm Cooling Pad cần sử dụng,.

Ở đây TH Vinasun sẽ hướng dẫn tính toán cho một nhà xưởng rộng: 19,000 m3 = 80x60x4 (dài * rộng * cao).

Số lần trao đổi gió trong 1 giờ thường từ 60-90 lần. Số lần tuần hoàn gió này phụ thuộc vào không gian của nhà xưởng. Ở đây ta chọn số lần trao đổi là 60 lần/h, nghĩa là mỗi 1 phút sẽ có một lần trao đổi hết toàn bộ lượng không khí có trong xưởng.

Thể tích không khí cần trao đổi trong 1 giờ (chính là lưu lượng gió) là V = 19,000×60 = 1,140,000 m3/h.

a) Tính toán quạt cho hệ thống làm mát Cooling Pad

Ba thông số rất quan trọng của quạt công nghiệp đó là Lưu lượng, Áp suất và Công suất.

Để sử dụng cho tấm Cooling Pad thường sử dụng quạt có lưu lượng khoảng 44,500 m3/h, công suất tối đa 1,1kW.

Số lượng quạt cần lắp sẽ phải đáp ứng được lưu lượng 1,140,000 m3/h mà ta đã tính toán được ở trên.

Vậy số lượng quạt cần lắp là: S = 1,140,000/44,500 = 26 quạt.

b) Tính diện tích tấm làm mát Cooling Pad

Trước hết bạn cần xác định được vận tốc gió đi qua tấm cooling pad. Trong kỹ thuật điều hòa không khí và thông gió thì vận tốc gió qua cửa phân phối gió tốt nhất là từ 2-2,5 m/s tương đương 7200 – 9000 m3/h. Ở đây TH Vinasun sẽ chọn vận tốc 2,5 m/s để tính toán.

Diện tích tấm cooling pad = 1,140,000/9000 = 127 m2. Chiều cao trung bình mỗi tấm là 1,8 m.

Chiều dài tấm cooling pad theo phương ngang L = 127/1,8 = 70 m.

Hệ thống làm mát nhà xưởng bằng tấm Cooling Pad nên được dùng tại những nhà xưởng kín, còn nếu nhà xưởng không đáp ứng được độ kín thì nên dùng hệ thống máy làm mát sẽ đạt hiệu quả cao hơn nhiều.

Qúy khách cần tư vấn và báo giá cách làm mát hiệu quả liên hệ ngay:

Hệ thống làm mát nhà xưởng bằng tấm Cooling Pad
5 (100%) 11 votes
© 2014 TH Vinasun. Thiết kế Website bởi THVinasun.